ĐỦ MẶT ANH TÀI VÀO VÒNG CHUNG KẾT
Vòng 2 giải bóng chuyền vô địch quốc gia 2023 vừa khép lại tại Đắk Nông và Đà Nẵng,óngchuyềnViệtNamhọctậphìnhmẫtỉ lệ cược chọn ra 8 đội nam, 8 đội nữ tham dự vòng chung kết từ ngày 16 - 19.11 tại Khánh Hòa (giải nam) và Quảng Nam (giải nữ).
Ngày 13.11, ông Lê Trí Trường, Tổng thư ký Liên đoàn Bóng chuyền VN (VFV), cho biết: "Ở khía cạnh chuyên môn, các đội mạnh, có sự đầu tư tốt về mặt nhân sự lẫn tài chính như Hóa chất Đức Giang, Binh chủng Thông tin - Trường Tươi Bình Phước, Ninh Bình, VTV Bình Điền Long An (nữ), Sanest Khánh Hòa, Biên Phòng, Ninh Bình, Thể Công (nam) đều thể hiện được giá trị. Những cuộc chạm trán ở các đội tốp đầu các bảng đều gay cấn, hấp dẫn và có chất lượng chuyên môn cao. Sự đầu tư ngoại binh của các đội cũng tạo ra sự cân bằng, vì thế những trận đấu ở vòng chung kết sắp tới hứa hẹn rất đáng xem".
Nếu giữ vững phong độ, đội Ninh Bình, Hóa chất Đức Giang, Binh chủng Thông tin - Trường Tươi Bình Phước được dự báo sẽ giành chiến thắng lần lượt trước Thanh Hóa, Vietinbank, Quảng Ninh để vào bán kết. Trận tứ kết "cân não" nhất là cuộc chạm trán giữa đương kim vô địch Thái Bình với cựu vô địch VTV Bình Điền Long An. Việc sớm đụng nhau ở tứ kết khiến 2 đội bóng giàu tiềm lực này phải loại nhau khá đáng tiếc. Đây là trận đấu mà ngoại binh người Slovenia Lana Scuka của Thái Bình và Odina Aliyeva (Azerbaijan) của VTV Bình Điền Long An đóng vai trò quan trọng, quyết định không nhỏ đến tấm vé vào bán kết.
Ở giải nam, 4 "ông kẹ" của bóng chuyền VN là đội Biên Phòng, Sanest Khánh Hòa, Ninh Bình, Thể Công dự báo sẽ lấy vé vào bán kết khi chạm trán với đối thủ dưới cơ, lần lượt là Long An, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Hà Nội. Vòng chung kết ở giải nam lẫn nữ chỉ thật sự nảy lửa khi vào bán kết, bởi trình độ các đội ở nhóm này không chênh lệch.
CỐ GẮNG SỚM LÊN CHUYÊN NGHIỆP NHƯ BÓNG ĐÁ
Ông Lê Trí Trường cho biết thành công của đội tuyển nữ bóng chuyền VN trong thời gian qua giúp giải bóng chuyền vô địch quốc gia có thêm sức hút. "Ngày càng nhiều doanh nghiệp đầu tư cho bóng chuyền, các CLB cũng có sự chuẩn bị kỹ càng về lực lượng nội lẫn ngoại binh. Về phần mình, VFV cũng không ngừng cố gắng để giải đấu ngày càng hoàn thiện, chuyên nghiệp. Những cuộc hội thảo hằng năm giúp chúng tôi có những thay đổi ở điều lệ, điều chỉnh cách thức tổ chức giải vô địch quốc gia ngày càng chuyên nghiệp hơn, như đang trong lộ trình rút ngắn số đội tham dự còn 8 đội nam, 8 đội nữ thay vì 10 như hiện nay, tăng tiền thưởng, bỏ vòng chung kết ngược (tranh trụ hạng)…".
Lãnh đạo VFV nhấn mạnh về lâu dài, giải vô địch quốc gia sẽ cải tiến theo mô hình của V-League như thi đấu theo thể thức sân nhà, sân khách và chỉ đấu vào cuối tuần. "Lộ trình đã vạch ra nhưng có thực tế là rất nhiều CLB bóng chuyền VN đang "sống" bằng ngân sách nên chưa đủ tiềm lực để chơi chuyên nghiệp, trong khi số CLB chuyên nghiệp như V-League chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bên cạnh đó, nhân lực của VFV cũng thiếu, khả năng tài chính cũng có hạn nên muốn lên chuyên nghiệp phải cần quá trình đầu tư và chuyển đổi. Con đường để bóng chuyền VN lên chuyên nghiệp đã vạch ra với không ít khó khăn và thách thức nhưng chúng tôi sẽ quyết tâm làm để giải đấu thật sự hấp dẫn với người hâm mộ", ông Lê Trí Trường bày tỏ.